Những lưu ý khi thiết kế thi công trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Tham khảo một số lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ thi công trường mầm non cũng như thiết kế nội thất trường mầm non đẹp đạt chuẩn quốc gia.

Trường mầm non chính là nơi nuôi dưỡng những ước mơ, hoài bão của những búp măng non – tương lai của đất nước, vì thế mà khi thiết kế thi công trường mầm non cần chuẩn bị vô cùng cẩn thận và kỹ lưỡng. Cùng tham khảo những lưu ý trước khi bắt tay vào thiết kế và thi công trường mầm non đưới đây nhé:

 

Thiết kế nội thất trường mầm non

Những lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ thiết kế và thi công trường mầm non

– Hồ sơ xây dựng thiết kế và thi công trường mầm non yêu cầu đầy đủ chi tiết bản vẽ mặt cắt, mặt bằng phối cảnh và bản vẽ quy hoạch tổng thể trên khuôn viên đất hoặc chung cư phù hợp với mạng lưới cơ sở giáo dục địa phương, phát triển kinh tế tại khu vực đó.

– Chuẩn bị hồ sơ xin phép phải chỉ rõ địa điểm xây dựng, cơ sở hạ tầng, chương trình giảng dạy, chương trình mục tiêu nhiệm vụ cụ thể minh bạch cũng như nguồn lực tài chính phải rõ ràng.

– Có bản quyết định thành lập cơ sở dạy và học, giấy phép hoạt động trước.

– Số lượng trẻ tối thiểu là 50, chia làm 3 nhóm trẻ trở lên nhưng không được quá 20 nhóm trẻ mầm non mẫu giáo.

– Đội ngủ quản lý của trường mầm non như hiệu trưởng và hiệu phó, cán bộ công nhân viên đạt chuẩn như tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

– Có quy chế tổ chức hoạt động, chương trình giảng dạy, hỗ trợ tài chính cho chương trình đặc biệt trẻ bị khuyết tật theo quy định.

– Ngoài những quy định, tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non mới nhất cũng như các tiêu chí riêng về các nhóm tuổi mầm non từ 3 – 36 tháng, chia ra 3 nhóm theo tiêu chuẩn 15 – 20 – 25 trẻ theo từng lớp mầm non riêng phù hợp với các đặc điểm tâm sinh lý của từng độ tuổi. Riêng nhóm mẫu giáo từ 3 – 6 tuổi cũng phải phân theo 3 lớp học riêng 25 – 30 – 35 trẻ tương ứng. Mỗi lớp cần có 2 giáo viên tối thiểu và trách nhiệm quy định phân công chức năng nhiệm vụ chính.

– Bản vẽ kiến trúc trường mầm non theo chuẩn quốc gia mới

– Khi mở trường mầm non, cần đặc biệt chú ý tới khu vực địa điểm quy định và mật độ xây dựng giữa khu vực thành phố đông dân cư hay các vực nông thôn mà có quy định riêng và hồ sơ bản vẽ thiết kế trường mầm non cũng phải thay đổi theo căn cứ quy định mới theo quyết định 1470QĐ – Ttg theo độ tuổi.

– Tại những vùng nông thôn và miền núi: Tối thiểu phải có 50 em trong đó tuổi 5 – 6 tuổi thì 35 trẻ/lớp. Từ 4 – 5 tuổi 30 trẻ/lớp. Từ 3 – 4 tuổi thì 25 trẻ/lớp. Từ 26 – 36 tháng tuổi thì 25em/lớp.

– Tại vùng thành phố thị xã: Tối thiểu phải có 50 trẻ trong đó từ 25 0 36 tháng tuổi 25 trẻ/lớp. Từ 1 – 2 tuổi tiêu chuẩn diện tích lớp học 20 trẻ/phòng còn trẻ từ 3 – 12 tháng theo diện tích lớp đạt chuẩn chỉ được 15 trẻ.

– Bên cạnh đó, theo tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non mới nhất phải đảm bảo điều kiện quy mô tối thiểu trường có 3 năm hoạt động liên tục ở nông thôn miền núi quy định đạt chuẩn quốc gia phải 12m2/trẻ và thành phố thị xã là 8m2/trẻ.

Những lưu ý khi thiết kế nội thất trường mầm non

Màu sắc trong thiết kế nội thất trường mầm non

 

Màu sắc trong thiết kế nội thất trường mầm non

Màu sắc trong thiết kế nội thất nói chung cũng như thiết kế nội thất trường mầm non nói riêng nắm một vai trò vô cùng quan trọng đến tính thẩm mỹ của không gian cũng như đặc biệt ảnh hưởng đến tính cách, tâm lý của trẻ nhỏ. Mỗi gam màu lại có những ý nghĩa riêng, ảnh hưởng riêng đến sự phát triển của trẻ. Cùng tìm hiểu cụ thể các màu dưới đây nhé:

– Màu cam: Màu cảm có bản chất nhìn khá dễ chịu, tạo cho người nhìn cảm giác ấm áp và có khả năng điều chỉnh tâm lý của trẻ. Tuy nhiên không vì thế mà sử dụng quá nhiều gam màu cam trong thiết kế nội thất trường mầm non, nhất là cam đậm có thể khiến bé trở nên hào hứng quá mức, dễ bị tăng động và mang lại áo giác.

– Màu đỏ: Màu đỏ là gam màu nóng, dễ khiến cho các bé trở nên hung hăng. Chỉ nên áp dụng vào 1 vài điểm nhấn trong không gian để phát huy tính năng động, hoạt bát khả năng thể thao của trẻ.

– Màu vàng: Đây là một gam màu hài hòa, vui vẻ trần đây năng lượng sẽ đem lại cảm giác tươi sáng. Gam màu này có thể phát huy tính kiên trì đối với những trẻ bắt đầu bước vào độ tuổi đi học.

– Màu hồng: Màu hồng đem lại cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu và thư giãn, nữ tính và sự đồng cảm. Với những phòng ngủ của trẻ trong trường có thể sử dụng gam màu này để kích thích giấc ngủ sâu cho trẻ, tuy nhiên nếu lạm dụng quá nhiều gam màu này sẽ đem lại cảm giác kích động hoặc trầm cảm cho bé.

– Màu tím: Màu tím thể hiện sự bình tĩnh và ấm áp. Đặc biệt gam màu pastel như màu hoa cà, hoa oải hương đem lại cảm giác dễ chịu và thư giãn cho trẻ. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều màu tím cùng một vị trí sẽ gây mệt mỏi thị giác, thậm chí là chóng mặt.

– Màu trắng: Màu trắng là gam màu sáng, nó giúp trẻ hình thành tính cách vui vẻ, ljac quan về phát huy tính kiên trì.

– Màu xanh da trời: Xanh da trời là gam màu đem đến sự yên tĩnh và thanh nhã cho căn phòng, làm giảm sự lo lắng và kìm hãm hành vi bạo lực ở trẻ.

– Màu xanh lá cây: Đây là gam màu của thiên nhiên, tượng trưng cho sức khỏe và hạnh phúc. Gam màu này kích thích tinh thần, sự phát triển tư duy logic và tăng khả năng đọc hiểu, thúc đẩy tính tò mò tìm hiểu vấn đề mới. Bên cạnh đó, xanh lá cũng có khả năng làm dịu tâm hồn và thúc đẩy sự tự tin ở trẻ.

– Màu nâu: Mang lại sự thân thiện, gần gũi và ấm áp cho trẻ. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều gam màu này sẽ gây giảm trí tưởng tượng và khả năng làm việc độc lập ở trẻ.

Trên đây là ý nghĩa cũng như ảnh hưởng của gam màu sắc tới sự phát triển cũng như tính cách của trẻ nhỏ. Khi bắt tay vào thiết kế nội thất trường mầm non, ta cần nghiên cứu rõ những ảnh hưởng này, từ đó phối hợp nhịp nhàng các gam màu với nhau để tạo nên sự hài hòa trong thiết kế, tạo nên một không gian đẹp về mặt thẩm mỹ và tốt về mặt ý nghĩa tới trẻ nhỏ.

Cách bài trí trong thiết kế trường mầm non

Cách bài trí nắm một vai trò vô cùng quan trọng tới không gian, bàn ghế xếp ra sao thì hợp lý, trang trí đồ vật thế nào, tủ đựng đồ ra sao….? Khi bắt tay vào bài trí đồ vật, cần lên ý tưởng cũng như danh sách những món đồ cần thiết cho cơ sở vật chất của từng phòng học, phòng sinh hoạt cho bé. Bàn ghế nên được bố trí dọc theo từng khu vực hoặc bố trí vòng tròn để tận dụng những khoảng không gian, tránh lãng phí. Đặc biệt, các loại bàn ghế có kích thước nhỏ, phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ.

 

Cách bài trí trong thiết kế trường mầm non

Những tủ đựng đồ chơi, dụng cụ cho trẻ nên được đặt ở sát tường hoặc các khoảng không gian trống, nên sắp xếp một cách ngăn nắp, gọn gàng tạo thói quen tốt cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, nên trang trí thêm cho không gian trở nên linh hoạt, sinh động và bắt mắt kích thích tính sáng tạo cho trẻ, giúp trẻ năng động và tập thói quen quan sát hơn.

Với những trường mầm non nằm trong các khu chung cư, nên bố trí thêm một số chậu cây cảnh cho không gian uyển chuyển và tươi mát hơn với thiên nhiên.

 

Bố trí thêm các chậu câu cảnh dọc hành lang tại mầm non trong khu chung cư

Trên đây là một số lưu ý, hi vọng sẽ phần nào có ích đối với những ai có định mở trường mầm non. Các bạn có thể liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0942 844 113
challenges-icon chat-active-icon